Với những khác biệt về địa lý cũng như phong tục tập quán, ẩm thực 3 miền Việt Nam sẽ có từng khẩu vị khác nhau mang lại nét phong phú và đặc trưng của từng vùng miền. Chính sự đa dạng đó đã tạo nên nền văn hóa ẩm thực đầy giá trị và đặc sắc. Khi các món ngon miền Bắc thường thể hiện sự tinh tế, thì miền Nam lại rất đỗi giản dị, mộc mạc, còn miền Trung thì kiều diễm, mặn nồng. Nhờ những nét riêng biệt trên, mà ta càng trân quý những tin hoa mà nền ẩm thực mang lại. Hãy cùng chúng tôi khám phá những nét đặc trưng của ẩm thực 3 miền qua bài viết sau nhé!
Mục Lục
Miền Bắc đậm đà mà bình dị
Miền Bắc là nơi tổ tiên định cư lâu đời nhất vì thế mà từ những món ăn đến cách ăn mặc, phong tục tập quán đều phải được sàng lọc và trở thành những chuẩn mực khó có thể thay đổi được. Người miền Bắc thường chọn những món ăn thanh đạm, nhẹ nhàng và có vị chua nhẹ. Không quá cay như miền Trung và không quá ngọt như miền Nam. Vì vậy, người dân miền Bắc luôn biết cách chế biến sao cho hài hòa và tinh tế nhất. Bên cạnh hương vị đặc trưng thì hình thức cũng được đánh giá cao ở nét ẩm thực miền Bắc. Hà Nội được xem là nơi lưu giữ tinh hoa văn hóa ẩm thực Việt trọn vẹn nhất.

Những món ăn đặc trưng của người miền Bắc như phở Hà Nội, bún, bánh tôm Hồ Tây, bún ốc, thịt đông, xôi cốm vòng, chả giò, miến xào cua bể,… Ngoài ra những món ăn của miền Bắc còn chú trọng vào những món quà bánh – không phải là món ăn no nhưng nó lại là những món ăn mang lại cho mọi người nhiều háo hức và đặc biệt hơn là giúp lưu trữ những kỷ niệm tuổi thơ, đó là những món ăn như mứt, bánh cốm,…
Miền Trung cay nồng mà tinh tế
Các món ăn tại miền Trung nước ra là sự kết hợp bởi 2 lối ẩm thực nổi bật. Đó là ẩm thực Cung đình cầu kỳ và ẩm thực đường phố đơn giản. Chính vì điều này mà chúng ta vẫn thường nghe thấy mọi người nói về ẩm thực 3 miền Việt Nam vô cùng đa dạng. Tuy nhiên điều này vẫn không hề làm mất đi vị ngon của món ăn. Lối ẩm thực khác nhau sẽ mang lại cho thực khách những hương vị riêng và cuốn hút.

Người miền Trung họ sử dụng đồ ăn cay nhiều và độ ngọt ít hơn những người miền Nam. Và đặc biệt là những người Huế đơn giản là những món ăn bình dân đến những món ăn cao cấp đều có rất nhiều món, nhiều gia vị và đặc biệt là vị chua và cay như mắm cà, mắm tôm. Những món ăn đặc trưng của người miền Trung như bún bò Huế, bánh bèo, bánh xèo, bánh đập, chả ram, bún cá,…
Những món ăn nghe có vẻ đơn giản nhưng hương vị lại vô cùng đặc biệt. Bạn sẽ chẳng thể tìm thấy hương vị này ở đâu khác. Miền Trung là vùng đất của nắng, gió và mưa bão. Vì thế các món ăn nơi đây cũng phảng phất hương vị chua cay đó.
Miền Nam dân dã mà vô cùng đa dạng
Những món ăn của người miền Nam thường rất đơn giản, không hề cầu kỳ. Nó được ví như chính con người nơi đây thật thà và giản dị. Nhưng họ lại rất biết cách để đa dạng và biển hóa những món ăn của mình với những vị ngọt, cay, béo do biết cách sử dụng nước dừa.

Những món ăn đặc trưng được sử dụng ngọt nhiều là nét đặc sắc cơ bản của ẩm thực miền Nam: những món bánh ngọt như bánh men, bánh ít, bánh bò,..; những món chè như chè chuối, chè bưởi, chè kiếm,…; xôi; nem nướng; cháo gà;… đều sử dụng nước cốt dừa hay cốm dừa để tăng vị béo và ngọt của những món ăn. Ngoài những món ăn ngọt thì còn có những món ăn đặc trưng như cá lóc nướng trui, gỏi cuốn, bún mắm, hủ tiếu,…
Mặc dù những món ăn của từng miền đều khác nhau nhưng vẫn có nét tương đồng. Đó chính là sự thể hiện qua cơ cấu bứa ăn; nguyên tắc chế biến như sử dụng nước dùng, nước mắm, gia vị, rau phong phú và những loại nước chấn được chế biến đa dạng thích hợp với từng món ăn.