Người ta thường nghĩ rằng, cà phê chồn là một loại cà phê bẩn bởi thực chất, nguyên liệu chính của loại cà phê này bắt nguồn từ phân chồn. Thế nhưng, đến nay, cà phê chồn lại đang trở thành một loại thức uống sang chảnh có mức giá vô cùng đắt đỏ mà chỉ giới thượng lưu mới có thể thưởng thức nó. Indonesia là nơi sở hữu loại cà phê chồn hay còn có tên gọi là Kopi Luwak độc đáo và đắt đỏ nhất hiện nay. Một trong những nơi du khách có thể ghé qua để thưởng thức thức uống đắt đỏ này đó là khu trồng trọt Wedang Sari tại thiên đường du lịch Bali, Indonesia.
Mục Lục
Cà phê chồn Kopi Luwak
Du khách được đi dạo quanh những khu vườn trồng đủ loại cây, trái như cacao, sả, gừng, ca cao… Những loài cây này được trồng để chiết xuất, bổ sung hương vị cho những tách cà phê của du khách.
“Kopi” trong tiếng Indonesia nghĩa là “cà phê”. Còn Luwak là tên một vùng thuộc đảo Java. Nơi có nhiều loài cầy vòi đốm cư trú. Người dân Indonesia cho cầy tiêu thụ hạt cà phê. Và thu lấy chất thải từ phân của chúng để chế biến thành thứ cà phê hảo hạng. Cái mà chúng ta thường gọi là “cà phê chồn” (trên thực tế là cầy) ngày nay.
Dưới tác dụng lên men của enzyme trong dạ dày cầy vòi đốm. Hạt cà phê có một hương vị đặc biệt đậm đà hơn, hơi lẫn một mùi mốc đặc trưng. Những ai từng nếm thử cà phê chồn thường ca tụng vị ngai ngái, bùi bùi. Nhưng rất đậm đà đặc trưng của món cà phê từ chất thải của chồn này.
Ít ai biết rằng, loại cafe đắt đỏ này có lịch sử lâu đời từ hàng trăm năm trước. Khi vào khoảng đầu thế kỉ 18. Những người Hà Lan đã đem cây cafe du nhập vào các nước thuộc địa của họ. Trong đó có đảo Java và Sumatra của Indonesia. Tuy nhiên, những ông chủ người Hà Lan cũng nhanh chóng nhận ra phát kiến này. Và lập tức mang cà phê tới các quốc gia khác. Khiến nó trở nên nổi tiếng và cũng làm cái giá của nó ngày càng tăng cao.
Giá 1 ly cà phê chồn là bao nhiêu?
Những người dân bản địa ở Bali, Java, Sumatra và Sulawesi cũng như người dân quốc gia Đông Timor và Philippine thu thập tất cả những phần chất thải có chứa cà phê do chồn tiêu hóa này. Sau đó, bán cho các nhà sản xuất cà phê để họ chiết xuất. Tiếp đến là làm sạch, phơi nắng và rang. Cà phê chồn Kopi Luwak là loại hiếm nhất, đắt nhất thế giới. Chúng có giá dao động từ 100 đến 600 USD (2.080.000 đến 12.480.000 đồng cho 0.5kg). Chỉ một cốc cà phê chồn cũng đã có giá lên tới 50 USD (1.040.000 đồng).
Du khách tới khu trồng cà phê Wedang Sari không chỉ được tìm hiểu lịch sử cà phê chồn. Nếm các loại cà phê nổi tiếng của Indonesia mà còn được thử nghiền và rang cà phê chồn. Tự mình làm nên một trải nghiệm quý giá không thể nào quên.
Tại sao mức giá cà phê chồn lại đắt đỏ?
Sản lượng hạt cà phê cực kỳ ít: Trên thế giới, loài chồn chỉ phân bố ở một số khu vực nên cũng chỉ có vài quốc gia sản xuất được cà phê chồn độc đáo này như: Indonesia, Việt Nam, Ethiopia… Bên cạnh đó, sản lượng cà phê chồn cũng rất hạn chế. Thương hiệu cà phê chồn của Indonesia Kopi Luwak mỗi năm chỉ sản xuất từ 200 – 300kg.
Chồn chỉ ăn những loại hạt cà phê ngon nhất: Chồn là loại động vật có khả năng đánh hơi rất tốt nên chúng chỉ ăn những hạt cà phê ngon nhất trên cây cà phê. Đó là những quả chín mọng, không bị sâu bệnh, không xước, không có nhựa bám bên ngoài. Điều này có nghĩa là hạt cà phê chồn được chọn lọc từ những hạt cà phê chất lượng nhất thông qua những chú chồn chuyên gia.
Hương vị cà phê thơm ngon mà khó có hạt cà phê nào sánh được: Vị cà phê chồn dịu nhẹ, không đắng gắt nhưng đủ mạnh để làm bạn phải ngạc nhiên. Trong và sau khi thưởng thức cà phê chồn bạn sẽ cảm nhận ở cổ họng luôn có chút dư vị ngọt ngào, lưu luyến.
Cảm ơn bạn đã đọc bài viết của mvvvvp.