Du lịch Tiền Giang không chỉ là chuyến đi để khám phá những vườn trái cây sai trĩu quả, thưởng thử hủ tiếu nức tiếng gần xa, trải nghiệm cái vui thú khi ngồi ghe, thuyền đi chợ nổi Cái Bè, hòa mình vào không khí rộn rã của những trò chơi trong khu du lịch sinh thái hấp dẫn… Đây còn là quê hương của nhiều làng nghề truyền thống thú vị như đan nón, đan cỏ, làm mắm,.. Thu hút hàng triệu du khách cả trong và ngoài nước đến tham quan mỗi năm. Hãy cùng bài viết sau tìm hiểu về 4 làng nghề nổi tiếng nhất Tiền Giang nhé.
Mục Lục
Làng nón bàng buông
Ở tỉnh Tiền Giang , những làng nghề truyền thống về đan đát tập trung ở nhiều xã của huyện Châu Thành như: làng nghề truyền thống bàng buông Thân Cửu Nghĩa, làng nghề truyền thống bàng buông và thủ công mỹ nghệ xã Tân Lý Đông, làng nghề truyền thống thủ công mỹ nghệ xã Tân Lý Tây và làng nghề truyền thống dệt chiếu Long Định. Với bốn làng nghề truyền thống này, chiếm 1/3 số làng nghề của toàn tỉnh, Châu Thành được xem là địa phương có nhiều làng nghề truyền thống của tỉnh Tiền Giang
Làng nghề đan cỏ bàng
Dưới bàn tay khéo léo của những người làm nghề, từ nguyên liệu là cây cỏ bàng, rất nhiều sản phẩm đẹp, có giá trị như đệm, túi xách, mũ, nón… đã được tạo nên. Đầu xuân mới, mời bạn ghé qua huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang để thăm làng nghề này.
Nghề đan cỏ bàng xuất hiện ở huyện Tân Phước từ rất lâu. Trước đây, như nhiều khu vực khác của vùng đất mới Nam Bộ. Cây cỏ bàng mọc hoang dại rất nhiều ở Tân Phước. Khi khô đi, thân cỏ bàng rất chắc, bền. Người địa phương dùng thân cỏ bàng khô đan thành các vật dụng dùng trong gia đình như: Giỏ xách, đệm ngủ, manh thưa lót trái cây, nón đội đầu… Những tấm đệm dù chỉ một màu và đan bằng một nguyên liệu là cọng cỏ bàng, nhưng nếu nhìn kĩ. Bạn sẽ thấy những hoa văn hiện lên nhờ cách sắp xếp cọng, hướng đan của người làm nghề.
Trước đây cây cỏ bàng mọc hoang dại, nhưng giờ được trồng như một loại cây chuyên canh. Cỏ bàng được phân loại ra thành bó, theo kích thước dài ngắn khác nhau. Những bó như vậy được gọi là “neo”. Bàng phải được phơi qua 2 nắng cho đủ khô. Đối với những hộ chỉ trồng cỏ bàng chứ không đan thì có thể bán bàng tươi mới cắt, hoặc bàng đã phơi khô. Cọng cỏ bàng trước khi đan còn phải ép qua máy để cọng mỏng đều và khô tuyệt đối.
Làng nghề hủ tiếu Mỹ Tho
Làng nghề hủ tiếu Mỹ Tho, được xem là một trong những Làng nghề truyền thống tiêu biểu của tỉnh Tiền Giang. Làng nghề bánh, bún, hủ tiếu Mỹ Tho có trên 100 năm tuổi. Toạ lạc ở xã Mỹ Phong, thành phố Mỹ Tho. Ngày xưa, bánh hủ tiếu Mỹ Tho chính hiệu phải được làm từ gạo thơm Gò Cát, trồng tại xã Mỹ Phong. Gạo Gò Cát là nguyên liệu làm bún, bánh tráng, bánh nghệ nổi tiếng trong vùng hơn nửa thế kỷ. Trải qua nhiều thăng trầm, đến nay làng nghề vẫn tồn tại và phát triển.
Hủ tiếu vốn là món ăn của người Tàu phiêu bạt mang theo vào vùng đồng bằng Sông Cửu Long. Hủ tiếu Mỹ Tho được đánh giá rất cao bởi thơm dẻo nổi tiếng, nhỏ như sợi bún, trong và giòn hơn những loại gạo khác, độ dai vừa phải góp phần làm phong phú cho ẩm thực Việt Nam.
Làng nghề làm mắm chà
Đến những làng nghề làm mắm tôm ở Gò Công mới biết. Để làm nên một hũ mắm tôm chất lượng phải rất công phu. Tôm tươi đánh bắt về phải rửa thật sạch, làm sạch và loại bỏ đầu, tẩm ướp với rượu muối. Rồi quết thật nhuyễn đem phơi nắng 3 ngày. Sau khi phơi xong, những người dân ở đây dùng rây để ép lấy thịt. Sau đó, họ cho gia vị vào, đem phơi nắng tiếp nửa tháng. Rồi đem vào trong mát ủ hơn nửa tháng nữa mới hoàn thành một hũ mắm tôm.
Với tầm 4 kí tôm tươi thì làm ra được một ký mắm tôm nguyên chất. Bên cạnh mắm tôm chà nổi tiếng, ở những làng nghề làm mắm tôm còn có mắm tôm chua muối. Với cách thức tẩm ướp, ngâm tôm nguyên con cầu kì, tạo nên một hương vị được rất nhiều người mê.