Đồng Tháp là quê hương của những cánh đồng lúa mênh mông bát ngát, những ao sen nở rộ tưởng chừng như bất tận, những món ăn độc lạ đậm chất miền Tây và những con người hiền lành, chất phác khiến du khách mến thương không thôi cho dù chỉ ghé thăm một thoáng. Ngoài ra, nơi đây có nhiều lễ hội giàu ý nghĩa tinh thần phần nào thể hiện được đời sống tinh thần phong phú của cộng đồng dân cư. Bài viết hôm nay sẽ cùng bạn tìm hiểu 3 lễ hội nổi tiếng nhất của xứ sở hoa sen này nhé!
Mục Lục
Lễ hội Gò Tháp vía Bà Chúa Xứ
Thời gian tổ chức

Từ ngày 16-18/4 (tức ngày 14-16/3 âm lịch), ban quản lý khu di tích Gò Tháp, Đồng Tháp long trọng tổ chức lễ hội Gò Tháp vía Bà Chúa Xứ tại khu di tích cấp quốc gia Gò Tháp, thuộc xã Tân Kiều, huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp. Bà Chúa Xứ được nhân dân tôn thờ là người có công khai phá vùng đất này. Lễ hội Gò Tháp là một hình thức sinh hoạt văn hóa mang tính xã hội cao, diễn ra từ chiều 14 đến rạng sáng ngày 16 âm lịch với hai phần là phần lễ và phần hội.
Phần lễ bao gồm lễ cúng chính, lễ cầu an, lễ cúng thần nông, lễ thỉnh sanh nhằm ca ngợi công đức các bậc tiền nhân có công khai mở đất nước, các anh hùng dân tộc cầu mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu. Phần hội có các trò chơi dân gian, biểu diễn văn nghệ, giao lưu ca hát, đờn ca tài tử và đặc biệt có hơn 1.000 gian hàng mua bán các loại sản phẩm bách hóa và các loại đặc sản cây trái của vùng sông nước Đồng Tháp Mười.
Thu hút hàng trăm ngàn lượt khách du lịch từ mọi miền hành hương
Trên bộ, dưới sông, xuồng, ghe, xe cộ tấp nập, từng đoàn người nối tiếp nhau đổ về khu vực trung tâm lễ hội với muôn màu, muôn sắc và với cùng một tâm thế hướng thiện cộng cảm. Lễ hội Gò Tháp là hoạt động văn hóa dân gian mang đặc thù riêng của vùng sông nước Đồng Tháp Mười, ngoài yếu tố thỏa mãn nhu cầu về tâm linh, tín ngưỡng tôn giáo ,còn có tác dụng động viên, khuyến khích nhân dân lao động sản xuất, vui chơi giải trí sau những ngày lao động mệt nhọc.
Khu di tích Gò Tháp là “cái rốn” của vùng Đồng Tháp Mười. Nơi đây hiện còn quần thể di tích của Vương quốc Phù Nam cách đây hơn 1.500 năm; có hai di tích thời kỳ kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ cùng nhiều tầng dân hóa dân gian. Hiện nay, Gò Tháp được tỉnh Đồng Tháp quy hoạch tổng thể với diện tích 300ha để làm khu di tích bảo tồn, bảo tàng; khu rừng sinh thái; khu dịch vụ; khu nuôi thú hoang dã Đồng Tháp Mười. Tỉnh đang quy hoạch xây dựng giữa Gò Tháp là Tháp Sen cao 110m và công trình Khu di tích xứ ủy Nam Bộ.
Lễ giỗ Cụ phó bảng Nguyễn Sinh Sắc

Cụ phó bảng Nguyễn Sinh Sắc là một nhà nho yêu nước. Và là thân sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu. Người đã có công tuyên truyền tư tưởng yêu nước cho nhân dân cả nước nói chung. Và nhân dân Đồng Tháp nói riêng. Để ghi nhớ công ơn của Người, nhân dân Đồng Tháp đã xây dựng đền thờ và khu di tích cụ Bảng Nguyễn Sinh Sắc tại trung tâm thành phố Cao Lãnh. Nơi này đã được công nhận là Di tích cấp Quốc gia vào năm 1992.
Hàng năm cứ đến tháng 10 âm lịch, UBND tỉnh Đồng Tháp. Đều long trọng tổ chức lễ giỗ của cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc. Nhằm thể hiện lòng biết ơn sâu sắc của Người. Đồng thời giáo dục lòng yêu nước, truyền thống cách mạng cho nhân dân và quảng bá hình ảnh và du lịch Đồng Tháp. Đây được xem là một lễ hội ở Đồng Tháp diễn ra rất tôn nghiêm và ý nghĩa.
Lễ hội hoa xuân Sa Đéc
Sa Đéc Đồng Tháp được biết đến là xứ sở hoa của cả khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Để tôn vinh làng nghề trồng hoa. Cũng như thúc đầy phát triển du lịch Đồng Tháp. Hàng năm tỉnh Đồng Tháp đều tổ chức Lễ hội hoa xuân Sa Đéc vào dịp gần Tết âm lịch. Và thu hút hàng trăm ngàn lượt khách tham quan trong và ngoài nước.
Trước khi lễ hội diễn ra, tại công viên chính của thành phố Sa Đéc. Sẽ được trang trí hoa, tiểu cảnh, ánh sáng thật lộng lẫy. Hàng chục loài hoa với nhiều màu sắc bắt mắt được phối thành các hình ảnh rất đẹp. Đi kèm với lễ hội hoa là hội chợ xúc tiến thương mại, triễn lãm sinh vật cảnh. Làm bánh dân gian, chương trình nghệ thuật sôi động,…