• Kinh nghiệm du lịch
  • Kinh nghiệm du lịch
  • Điểm đến du lịch
  • Ẩm thực 3 miền
  • Ẩm thực đường phố
Ẩm Thực
Advertisement
  • Trang chủ
  • Ẩm thực Việt Nam
    • Ẩm thực 3 miền
    • Ẩm thực đường phố
  • Văn hóa Việt Nam
  • Dinh dưỡng
    • Ẩm thực dinh dưỡng
    • Ẩm thực cho mẹ bầu
    • Ẩm thực cho trẻ
  • Du lịch Việt Nam
    • Điểm đến du lịch
    • Kinh nghiệm du lịch
  • Khéo tay hay làm
  • Ẩm thực gia đình
    • Mẹo hay nhà bếp
    • Thực đơn hằng ngày
  • Ẩm thực Quốc tế
  • Văn hóa đồ uống
  • Trang chủ
  • Ẩm thực Việt Nam
    • Ẩm thực 3 miền
    • Ẩm thực đường phố
  • Văn hóa Việt Nam
  • Dinh dưỡng
    • Ẩm thực dinh dưỡng
    • Ẩm thực cho mẹ bầu
    • Ẩm thực cho trẻ
  • Du lịch Việt Nam
    • Điểm đến du lịch
    • Kinh nghiệm du lịch
  • Khéo tay hay làm
  • Ẩm thực gia đình
    • Mẹo hay nhà bếp
    • Thực đơn hằng ngày
  • Ẩm thực Quốc tế
  • Văn hóa đồ uống
No Result
View All Result
Ẩm Thực
No Result
View All Result
Home Văn hóa Việt Nam

Ngày Tết Hàn thực trong văn hoá Việt Nam

Vĩnh Nguyên by Vĩnh Nguyên
04/12/2021
in Văn hóa Việt Nam
0
Tết hàn thực là một trong những ngày lễ quan trọng của người dân Việt Nam
Tết hàn thực là một trong những ngày lễ quan trọng của người dân Việt Nam

Tết hàn thực là một trong những ngày lễ quan trọng của người dân Việt Nam

Tết hàn thực là một trong những ngày lễ quan trọng của người dân Việt Nam nhưng lại bắt nguồn từ Trung Quốc và gắn liền với một câu chuyện ly kỳ đã được lưu truyền qua nhiều thế hệ. Nhiều bạn trẻ tuy cũng hân hoan đón Tết Hàn thực nhưng chưa hiểu rõ về phong tục truyền thống này cũng như vì sao người ta cúng lễ, ăn bánh chè trôi nước. Thế nên bài viết hôm nay sẽ cùng bạn tìm hiểu mọi vấn đề liên quan đến Tết hàn thực và ý nghĩa của dịp này văn hóa người Việt.

Mục Lục

  • Nguồn gốc Tết Hàn thực
  • Ý nghĩa của Tết hàn thực trong văn hoá của người Việt
  • Mâm lễ cúng ngày Tết Hàn thực cần những gì?
  • Ý nghĩa của của bánh trôi – bánh chay

Nguồn gốc Tết Hàn thực

Ngày tết Hàn thực ở Việt Nam bắt nguồn từ một phong tục của người Trung Quốc
Ngày tết Hàn thực ở Việt Nam bắt nguồn từ một phong tục của người Trung Quốc

Ngày tết này ở Việt Nam bắt nguồn từ một phong tục của người Trung Quốc được lưu truyền cho đến ngày nay. Nguồn gốc của phong tục này liên quan đến câu chuyện vào đời Xuân Thu giữa vua nước Tần là Tấn Văn Công và hiền sĩ Giới Tử Thôi.

Giới Tử Thôi theo phò vua Tấn Văn Công trong vòng mười chín năm trời, cùng nhau nếm mật nằm gai, khổ luyện thành tài. Về sau, Tấn Văn Công dành lại được ngôi vương, trở về làm vua nước Tấn, phong thưởng rất hậu cho những người có công khi tòng vong, nhưng lại quên mất Giới Tử Thôi. Giới Tử Thôi cũng không oán giận gì, nghĩ mình theo vua phò vua là chuyện nên làm, ông cho rằng những việc đó đâu có gì đáng nói.

Vì thế, ông về nhà đưa mẹ vào núi Điền Sơn ở ẩn. Tấn Văn Công về sau nhớ ra, cho người đi tìm Tử Thôi. Nhưng vì là người không tham danh vọng, Tử Thôi nhất quyết không quay về lĩnh thưởng. Tấn Văn Công ra lệnh đốt rừng (muốn thúc ép Tử Thôi quay về). Không ngờ Tử Thôi quyết chí, hai mẹ con cùng chịu chết cháy trong rừng. Vua đau lòng, thương xót nên đã lập miếu thờ và hạ lệnh trong dân gian phải kiêng đốt lửa ba ngày. Chỉ ăn đồ nguội nấu sẵn tưởng niệm Giới Tử Thôi.

Ý nghĩa của Tết hàn thực trong văn hoá của người Việt

Tết hàn thực được biết đến là một ngày lễ thường lệ của Việt Nam. Trong tiếng Hoa “hàn thực – 寒 食 ” nghĩa là “thức ăn lạnh”. Mỗi lần đến Tết hàn thực mọi người đều nặn bánh trôi, bánh chay cúng lên tổ tiên vào ngày 3/3  Âm lịch hàng năm.

Tết hàn thực của người Việt mang ý nghĩa hướng về cội nguồn, tổ tiên
Tết hàn thực của người Việt mang ý nghĩa hướng về cội nguồn, tổ tiên

Tại Việt Nam, Tết hàn thực đã được hợp nhất với Tết bánh trôi, bánh chay và khi du nhập vào Việt Nam. Tết tháng 3 tại Việt Nam, thể hiện rõ nét đặc trưng văn hóa, lối sống riêng của người Việt. Tết hàn thực của người Việt mang ý nghĩa hướng về cội nguồn, tổ tiên, ghi nhớ công ơn của những người đã khuất.

Cứ mỗi lần đến Tết này mỗi thành viên đều cùng nhau ngồi bên mâm cơm sum họp gia đình. Vào ngày này, các gia đình Việt sẽ chuẩn bị bánh trôi, bánh chay để lễ Phật. Cúng gia tiên, thậm chí nhiều nơi cúng thần hoàng, bày tỏ lòng thành.

Mâm cúng lễ Tết hàn thực gồm có nhang, hoa, quả tươi, trầu cau. Tránh dùng những loại quả có nhiều gai góc để bày ngũ quả. Trên bàn thờ cũng phải có 1 ly nước sạch thể hiện tâm trong sạch, thanh tịnh của gia chủ khi làm lễ. Đồng thời, mâm cúng Tết hàn thực không thể thiếu bánh trôi, bánh chay. Luôn phải có 5 hoặc 3 đĩa bánh trôi, 3 bát bánh chay dâng lên bàn thờ.

Mâm lễ cúng ngày Tết Hàn thực cần những gì?

Để cúng Tết Hàn thực 3/3, mỗi gia đình cần chuẩn bị đầy đủ bánh trôi, bánh chay; hương, hoa, trầu cau; ly nước sạch và mâm ngũ quả. Theo nhà nghiên cứu văn hóa Trịnh Sinh, số lượng bánh trôi, bánh chay “chuẩn” nhất trong mâm cúng là 5 hoặc 3 bát bánh trôi, 3 hoặc 5 bát bánh chay. Bánh trôi làm bằng bột nếp nhào nặn với nước, có nhân bằng đường. Gạo làm bánh trôi, bánh chay phải kén được nếp cái hoa vàng. Cứ chín phần nếp cho một phần tẻ hoặc non hai phần tẻ.

Đường làm nhân bánh trôi ngon nhất là đường phên Dương Liễu, Cát Quê. Những miếng đường vuông thành, sắc cạnh, đỏ thắm, rắn đanh và giòn, hương thơm mát. Bánh nặn xong, được thả vào nồi nước sôi. Bánh chìm xuống rồi nổi lên, “ba chìm bảy nổi, chín lênh đênh”. Thì vớt ra và ngâm trong nước lã đun sôi để nguội cho săn trở lại rồi lại vớt ra bày vào đĩa. Đĩa bánh trôi được rắc thêm mấy hạt vừng trắng rang thơm.

Ý nghĩa của của bánh trôi – bánh chay

Bánh trôi nước, bánh chay là những món ăn quen thuộc vào ngày Tết mang nhiều ý nghĩa tốt đẹp. Là kết tinh của nét đẹp văn hóa và bản sắc của người Việt. Hai loại bánh được làm từ bột gạo được ông bà ta chế biến. Mang đậm văn hóa của nền văn minh lúa nước. Hình ảnh, bánh trôi, bánh chay tròn, trắng xếp đầy cạnh nhau. Mang ý tưởng nhớ đến sự tích “mẹ Âu Cơ và bọc trăm trứng”. Chiéc bánh chay tròn, trắng xếp cạnh nhau nhắc đến hình ảnh “mẹ Âu Cơ và bọc trăm trứng”.

Bánh trôi, bánh chay đều được làm từ bột gạo nếp mang đậm ý nghĩa của văn hóa lúa nước Việt Nam. Tương tự như bánh chưng, bánh giầy. Hình ảnh bánh trôi, bánh chay được nặn hình tròn thể hiện truyền thống “uống nước nhớ nguồn”. Bánh trôi tượng trưng cho 50 người con theo mẹ Âu Cơ đi xuống biển. Bánh chay lại thể hiện cho 50 nguồi còn theo cha Lạc Long Quân lên rừng xây dựng cuộc sống ấm no hạnh phúc cho thế gian.

Chuyên mục Văn hoá Việt Nam đã gửi đến bạn thông tin về Tết hàn thực và ý nghĩa của ngày Tết hàn thực đối với người Việt Nam. Bạn hãy tìm hiểu về Tết hàn thực để biết thêm thông tin nhé.

Tags: Bánh chayBánh trôiMâm lễ cúngNgày Tết Hàn thực
Previous Post

Con người, văn hoá miền Tây làm khách tứ phương nhớ mãi không quên

Next Post

Điểm danh những lễ hội truyền thống nổi tiếng của tỉnh Bắc Giang

Vĩnh Nguyên

Vĩnh Nguyên

Next Post
Lễ hội Xương Giang được mở ra vào những năm 1998 và được duy trì liên tục từ đó đến nay

Điểm danh những lễ hội truyền thống nổi tiếng của tỉnh Bắc Giang

Please login to join discussion

Thông Tin Nổi Bật

  • Lẩu bò Bulgogi - Hương vị đậm đà của ẩm thực Hàn Quốc

    Lẩu bò Bulgogi – Hương vị đậm đà của ẩm thực Hàn Quốc

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Cách làm ruốc gà “đổi gió” thực đơn ăn dặm cho bé yêu

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Ẩm thực 3 miền của Việt Nam sẽ có từng khẩu vị và nét đặc trưng riêng

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Cùng tìm hiểu về làng nghề truyền thống tại Tiền Giang

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Cùng khám phá món kem bơ cô Vân nổi tiếng gần xa khu chợ Bắc Mỹ An

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Cùng thưởng thức món cà phê cốt dừa đặc biệt đến từ Hải Phòng

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Thưởng thức xôi nếp Lào – Món ăn truyền thống của người dân nơi đây

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Bật mí một số loại bánh tét đặc trưng ở miền Tây Nam Bộ

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Nghe thổ địa mách các tiệm bánh ngọt nức tiếng ở Paris

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Ngắm phố phường qua quán sữa chua lá nếp nổi tiếng khu Đinh Liệt

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Trang chủ
  • Ẩm thực Việt Nam
  • Văn hóa Việt Nam
  • Dinh dưỡng
  • Du lịch Việt Nam
  • Khéo tay hay làm
  • Ẩm thực gia đình
  • Ẩm thực Quốc tế
  • Văn hóa đồ uống

© Copyright by mvvvvp.com

No Result
View All Result
  • Trang chủ
  • Ẩm thực Việt Nam
    • Ẩm thực 3 miền
    • Ẩm thực đường phố
  • Văn hóa Việt Nam
  • Dinh dưỡng
    • Ẩm thực dinh dưỡng
    • Ẩm thực cho mẹ bầu
    • Ẩm thực cho trẻ
  • Du lịch Việt Nam
    • Điểm đến du lịch
    • Kinh nghiệm du lịch
  • Khéo tay hay làm
  • Ẩm thực gia đình
    • Mẹo hay nhà bếp
    • Thực đơn hằng ngày
  • Ẩm thực Quốc tế
  • Văn hóa đồ uống

© Copyright by mvvvvp.com