Campuchia là điểm đến được rất nhiều du khách lựa chọn bởi Campuchia là đất nước có rất nhiều địa danh thắng cảnh nổi tiếng bên cạnh đó thì người dân cũng vô cùng thân thiện. Có thể nói, đất nước Campuchia bên ngoài thì nổi bật bởi những công trình kiến trúc Phật giáo đồ sộ tuy nhiên thì bên trong lại có cả hàng trăm ngàn món ăn ngon miệng không kém phần độc đáo. Đây cũng chính là một trong những lý do thu hút rất nhiều khách du lịch đến với mảnh đất này hằng năm. Và hôm nay, hãy cùng bài viết này tìm hiểu về văn hóa ẩm thực Campuchia làm đã làm nên thương hiệu nổi tiếng xứ sở này nhé.
Mục Lục
Cách pha trộn gia vị trong ẩm thực Campuchia

Có thể nói gia vị chính là “linh hồn” của món ăn. Đây là thứ vô cùng quan trọng làm nên hương vị của các món ăn cũng như văn hóa ẩm thực Campuchia. Cách thức pha trộn của người Campuchia có thể được coi đã đạt đến trình độ nghệ thuật. Gia vị được dùng trong các món ăn thường được pha chế bởi nhiều nguyên liệu. Mang tới hương vị hỗn hợp của nhiều vị nhưng vẫn rất hấp dẫn. Người Campuchia thường dùng các loại nguyên liệu như đinh hương, quế, hạt nhục đầu khấu,…
Ngoài ra, với những món ăn đặc trưng riêng thì họ có thể cho vào thêm một số nguyên liệu khác. Như riềng, tỏi, hẹ, chanh, rau mùi,… Vị của hỗn hợp gia vị này rất ngon. Nhưng sẽ cực kỳ khó để tái tạo lại nếu không có công thức. Chưa hết, tại Campuchia còn sử dụng một số loại quả dùng làm gia vị chế biến nên những món ăn ngon như:
Quả xăng: có vị chua nhẹ. Dùng giống me chua hoặc sấu, chanh ở Việt Nam
Cây sầu đâu: dùng để làm gỏi, có vị đắng hơi hăng
Quả chúc hay quả chanh rừng: loại cây đặc hữu của rừng già. Có vị chua như chanh nhưng hương thơm giữ được lâu
Thành phần chính của bữa ăn là cơm
Văn hóa ẩm thực Campuchia cũng có nét tương đồng với Việt Nam khi thành phần chính trong bữa ăn của họ là cơm. Họ sẽ ăn cơm vào bữa chính trong ngày. Ngoài ra những món như Cari, khoai tây chiên, súp đều là những món ăn phổ biến được dùng với cơm. Ngoài ra gạo nếp cũng được dùng để làm ra món xôi. Thường là xôi sầu riêng và đây được xem như món tráng miệng. Hay cơm lam – món ăn mang theo người mỗi khi đi những chuyến đi xa. Hay khi làm đồng không có thời gian để chế biến
Sự kết hợp đơn giản giữa cơm và cari
Khi thưởng thức những món ăn của ẩm thực Campuchia. Du khách sẽ cảm nhận được vị béo và ngọt. Đây chính là những nét kế thừa từ ẩm thực vùng Tứ Xuyên – Trung Quốc. Ngoài vị ngọt và béo thì du khách sẽ có thể thưởng thức những món cay. Nét ẩm thực từ Ấn Độ. Nói như vậy nhưng những món ăn truyền thống của Campuchia cũng không hề lép vế tí nào. Những món ăn truyền sẽ cho du khách thấy được hương vị rất riêng của Campuchia.
Đặc biệt nhất trong ẩm thực của Campuchia phải kể đến món cà ri đỏ. Đây là món ăn cao quý chỉ được dành riêng cho vua chúa. Món ăn này được tạo ra vô cùng kỳ công cùng nhiều nguyên liệu đắt đỏ. Qua thời gian, cách thức nấu đã giản lược đi nhiều và được truyền lại đến ngày nay. Món ăn này đặc biệt dành cho những người có niềm đam mê với đồ cay. Trong văn hóa ẩm thực Campuchia, người dân không ăn cay nhiều. Thế nhưng cà ri đỏ là ngoại lệ. Đây là món ăn duy nhất mang vị cay nồng được mọi người yêu thích.
Thịt bò xào kiến cây đỏ

Thịt bò xào kiến cây đỏ là món ăn khiến nhiều người thấy khó tin. Chỉ tưởng tượng thôi cũng khiến bản thân thấy khó chịu. Tuy nhiên ẩm thực “xứ chùa vàng” luôn chứa đựng những điều thú vị. Món ăn này là một trong số đó. Người Campuchia luôn biết cách tận dụng các loài côn trùng vào món ăn. Vì thế nếu bạn có cơ hội đến đất nước này du lịch. Những hình ảnh này bạn có thể sẽ thấy thường xuyên. Đừng quá ngạc nhiên và cùng đừng sợ hãi. Chúng không đáng sợ đến vậy đâu. Ngược lại là hương vị của món ăn này thậm chí còn rất tuyệt.
Nguyên liệu chính của món ăn là thịt bò, kiến đỏ, cần tây, rau thơm,… Cùng nhiều gia vị nêm nếm khác. Sự pha trộn giữa côn trùng và thức ăn hàng ngày tương như không thể. Mà lại đậm đà, mang hương vị vừa lạ vừa quen. Một màu sắc vô cùng lạ mắt.
Bánh bò thốt nốt
Bánh bò thốt nốt không bao giờ làm du khách thất vọng. Mang đậm nét văn hóa ẩm thực Campuchia. Bánh bò thốt nốt có màu trắng càng nhạt của bột. Thêm vị ngọt ngào của đường thốt nốt. Xen lẫn vào đó là hương vị đặc trưng của những trái thốt nốt ẩn trong chiếc bánh. Cầm chiếc bánh trong tay bạn sẽ thấy rất mềm. Hương vị không thể lẫn vào đâu được. Bánh dù cho có ăn nhiều cũng không bị ngán.
Bánh bò thốt nốt là món ăn yêu thích của giới trẻ Campuchia. Thường sẽ được bày bán ở các cổng trường học, các trụ sở văn phòng công ty. Không thể xếp món bánh này vào các món ăn vặt hay món ăn chính. Thế nhưng chắc chắn rằng sức hấp dẫn của loại bánh này sẽ khiến bạn muốn ăn mãi không thôi.
Món cá Amok
Cá Amok là món ăn mang đậm tính vùng miền trong văn hóa ẩm thực Campuchia. Nếu như trước kia món ăn này thường được sử dụng nhiều ở các vùng miền núi và dân tộc ít người. Thì nay Cá Amok đã trở thành món ăn quốc dân được sử dụng nhiều nhất trong bữa cơm gia đình thường ngày.
Bạn có thể tưởng tượng sự nổi tiếng của món ăn bằng cách nghĩ đến bánh chưng – món ăn truyền thống của người Việt. Thì món Cá Amok cũng giống như vậy. Nguyên liệu chính của món ăn là nước dừa, chuối, mắm prohok cùng đường thốt nốt. Đặc biệt kết hợp với cá trê hay cá lóc. Tất cả đã tạo nên món ăn hấp dẫn và được bình chọn là món ăn đại diện cho nền ẩm thực “Xứ chùa vàng”.
Món mắm bò hóc
Món ăn nổi tiếng tại Siem Reap

Siem Reap là nơi có khá nhiều đặc sản, đặc biệt là mắm bò hóc. Nói đến món mắm bò hóc, chắc hẳn nhiều bạn sẽ tự hỏi rằng người Miên có dùng chân giẫm vào sọt cá để làm mắm, như người ta kể lại hay không. Những lời đồn thổi như vậy đủ để chúng ta “bỏ chạy mất dép” nhưng bản tính tò mò biết đâu sẽ kéo chân chúng ta quay trở lại khám phá món mắm trứ danh của Campuchia.
Nếu các bạn chưa có dịp đến Campuchia trải nghiệm thì cũng không thành vấn đề vì YouTube có cả nghìn video về cách làm mắm bò hóc của người bản xứ. Quả thật, người Miên dùng chân để giẫm nát cá (bất kỳ loại cá nào cũng có thể được dùng để làm mắm bò hóc). Nhưng sau đó, họ có rửa sạch, rồi nén dưới cối đá trong 1-2 ngày. Khi cá ươn có mùi, người ta rắc muối và thính làm từ bột ngô hoặc bột gạo rang lên cá.
Cách chế biến
Ở những nơi khác, người ta làm sạch cá trước khi muối, rồi ngâm trong nước lạnh từ 2 đến 3 ngày, sau đó vớt ra phơi nắng trong 2-3 ngày nữa. Nếu làm theo cách này thì người Campuchia sẽ bỏ cá vào lu, vại, rồi ướp muối trong 4-6 tháng.
Mắm bò hóc thường được dùng để chấm khế, chuối chát, rau thơm. Người Khmer ở vùng Châu Đốc, An Giang cũng hay đem theo mắm bò hóc ăn với cơm nguội mỗi khi đi làm đồng. Người ta nói ăn như vậy mới đúng khẩu vị của người Campuchia, đúng chất ẩm thực Campuchia.
Đồ ăn vặt Phnom Penh
Sau khi ăn sáng, thực khách có thể dạo vòng quanh Phnom Penh để tìm vài món ăn vặt tráng miệng. Nếu đã đến đây thì không thể bỏ qua món chè đường phố. Điểm đặc biệt ở món chè Campuchia là vị ngọt đậm của nó. Vị ngọt của chè được tạo ra từ đường thốt nốt, loại cây làm nên gia vị đặc trưng cho ẩm thực Campuchia.
Bên cạnh món chè quen thuộc, thủ đô Phnom Penh còn có rất nhiều đồ ăn vặt lạ lùng, đó là món côn trùng chiên giòn. Tuy hương vị của nó không có gì đặc biệt nhưng đây là món ăn chứa nhiều đạm, lại còn mang đến cho thực khách một cảm giác giòn rụm “đã” miệng.