Đến với Đà Nẵng, du khách có thể hòa mình vào biển xanh cát trắng nắng vàng trải dài miên man, ngắm cảnh quan thiên nhiên đẹp như tranh và những công trình kiến trúc, địa điểm vui chơi giải trí vô cùng hấp dẫn như: Bà Nà, Ngũ Hành Sơn, Cù lao Chàm, bán đảo Sơn Trà,… Ngoài ra, khi tham quan khu Thánh địa Mỹ Sơn, du khách còn bắt gặp những biểu tượng của nền văn hóa Chăm-Pa phồn thịnh một thời. Đây cũng là di sản duy nhất của đền đài Ấn Độ giáo ở khu vực Đông Nam Á tại Việt Nam.
Mục Lục
Kiến trúc Chăm-Pa
Những ngôi tháp Chăm đồ sộ, độc đáo là một trong những yếu tố quan trọng. Góp phần tạo nên nét đặc trưng cho văn hóa Chăm. Đây là một khối kiến trúc xây dựng bằng gạch có màu đỏ hồng, đỏ sẫm. Phía trên mở rộng và thon vút hình bông hoa. Tháp có phần đỉnh được thu nhỏ dần hoặc giật cấp, trong lòng tháp đặt một bệ thờ thần bằng đá. Điều đặc biệt của tháp Chăm là nghệ thuật chạm khắc tinh xảo và ấn tượng.
Người Pháp tìm thấy Thánh địa Mỹ Sơn vào năm 1895 và nơi đây có trên 70 ngôi đền, tháp được tìm thấy. Tất cả được tọa lạc trong một vị trí địa lý phong thủy đặc biệt. Giữa lòng chảo thung lũng, xung quanh là vòng tròn núi bao bọc dài khoảng 2km.
Kiến trúc qua bố cục đền tháp mang ảnh hưởng lớn của phong cách Ấn Độ. Mỗi tháp đều có một tháp chính ở giữa và nhiều tháp nhỏ bao bọc xung quanh. Gạch được sử dụng phổ biến từ thế kỷ thứ 7 trở đi. Đến khoảng cuối thế kỷ thứ 9, kỹ thuật xây dựng đền tháp ở Mỹ Sơn bắt đầu được kết hợp giữa gạch và sa thạch. Giúp tổng thể kiến trúc thêm bền vững hơn.
Những ngôi tháp gạch đã không còn được nguyên vẹn. Nhưng nó cũng là biểu tượng của một thời kỳ rực rỡ của các vương quốc Chăm-Pa xưa kia. Và trở thành một phần thân thuộc trong tâm thức của người dân địa phương.
Tôn giáo, tín ngưỡng
Vương quốc Chăm-Pa cổ từng có nhiều tôn giáo, tín ngưỡng. Họ tôn thờ Nữ Thần Mẹ của vương quốc là Pô Inư Nagar theo truyền thống tín ngưỡng Mẫu hệ lâu đời của cư dân Đông Nam Á. Tín ngưỡng này còn tồn tại khá đậm nét trong xã hội người Chăm hiện nay. Từ khi tiếp nhận những ảnh hưởng của văn hóa – văn minh Ấn Độ người Chăm cổ theo Ấn Độ giáo. Quốc vương là người quyết định tôn giáo chính thống của vương quốc.
Tôn giáo chính của người Chăm là Ấn Độ giáo. Thờ một hay cả ba vị Thần của Tam vị nhất thể là Brahma – Visnu – Siva. Tuy nhiên người Chăm cổ tôn sùng thần Siva hơn cả. Các văn bia cổ bằng chữ Phạn (Sanskrit) trong khu Mỹ Sơn đã tôn Siva là Chúa tể của muôn loài, là cội rễ của nước Chămpa. Thần Siva thường được thờ bằng ngẫu tượng sinh thực khí nam giới.
Ngoài ra người Chăm cổ còn theo cả Phật giáo với trung tâm Đồng Dương (Quảng Nam) phát triển cực thịnh hồi thế kỷ IX – X. Bên cạnh việc tiếp nhận tôn giáo Ấn Độ, người Chăm cổ đã tiếp thu cả mô hình tổ chức chính quyền nhà nước. Mà nhiều nhà nghiên cứu chỉ ra đặc trưng chủ yếu là vương quyền kết hợp với thần quyền. Các quốc vương Chămpa thường được đồng nhất với thần Siva.
Làng nghề truyền thống
Văn hóa Chăm pa còn nổi tiếng với các làng nghề truyền thống. Xưa kia người Chăm đã làm nhiều nghề thủ công để sinh sống như: làm gốm, dệt vải, đóng xe trâu, thuyền, nghề kim hoàn… Hiện nay đa phần đã thất truyền, chỉ còn gốm và thổ cẩm là còn truyền bá, phát triển. Làng gốm Bàu Trúc và làng dệt Mỹ Nghiệp là 2 làng nghề nằm trong danh sách bảo tồn và phát triển. Và cũng là địa điểm du lịch văn hóa của người dân Chăm Pa. Hiện nay, Bầu Trúc là địa điểm du lịch văn hóa dân tộc Chăm của tỉnh Ninh Thuận. Đã được đầu tư khá lớn.