Quả thơm hay quả dứa là một loại trái cây cực kỳ quen thuộc với chúng ta. Với mùi thơm nhẹ đặc trưng, vị chua chua ngọt ngọt, dứa có thể được chế biến thành nhiều món ăn vô cùng hấp dẫn. Nhưng có một vấn đề mà ai cũng dễ gặp phải khi thưởng thức dứa, đó chính là bị rát lưỡi. Làm thế nào để chọn dứa ngon đã khó, khắc phục việc rát lưỡi bởi dứa lại càng khó hơn. Nhưng chị em đừng lo, đầu bếp đã mách mẹo sơ chế siêu đơn giản, chỉ cần ngâm trong loại nước này, bạn muốn ăn bao nhiêu cũng được.
Mục Lục
Dứa bổ dưỡng như thế nào?
Dứa là loại quả được nhiều người yêu thích vì có hương vị ngọt thơm, hơi chua. Dứa thường được dùng để ăn trực tiếp, ép nước hoa quả, làm bánh, xấy dẻo… mà món nào cũng ngon. Quả dứa rất giàu vitamin A, vitamin C, canxi, kali, và phốt pho; ít chất béo và cholesterol nê rất bổ dưỡng. Bạn nên thêm dứa vào chế độ ăn uống để cải thiện và duy trì sức khỏe. Tuy nhiên, nếu ăn nhiều dứa, chúng ra thường có cảm giác tê rát lưỡi, điều này khiến nhiều người cảm thấy khó chịu.
Cách chọn dứa ngon
Trước tiên để có dứa ngon bạn hãy chọn dứa chín tự nhiên, có màu rất vàng. Màu càng vàng, độ chín càng cao, hương vị càng ngọt hơn những quả có màu vàng pha lẫn màu xanh lá cây. Ngoài ra, chọn dứa nên lấy quả to. Khi quả dứa chín thật vàng, quả lại to thì các mô thịt dứa bên trong thực sự đã trưởng thành, nở to ra, nhiều thịt và mang lại hương vị ngọt tự nhiên. Không chọn quả quá cứng hoặc thối hỏng.
Dứa mua về dùng dao sắc gọt vỏ, lấy bỏ mắt dứa. Sau đó bổ dứa thành các miếng đều nhau. Kích cỡ các miếng này không nên to quá. Đầu bếp cho rằng tốt nhất không nên cho cả quả dứa vào ngâm nước. Việc cắt nhỏ ra sẽ có lợi hơn, làm dứa đỡ gây cảm giác tê rát lưỡi.
Sơ chế dứa để ăn không rát lưỡi
Cách 1. Ngâm với nước muối
Hòa một ít nước sôi để nguội với 1 chút muối vào chậu nước sau đó cho các miếng dứa đã cắt nhỏ vào, ngâm khoảng 30 phút. Sau đó vớt ra, dùng khăn giấy nhà bếp thấm khô rồi bày ra đĩa và thưởng thức. Việc ngâm nước muối trước khi ăn dứa là do các chất protease có trong dứa có tác dụng kích thích nhất định đối với da và miệng của con người, khi ăn dứa sẽ có cảm giác tê và se.
Ngâm trong nước muối có thể phân hủy chất protease này giúp dứa ngon hơn và có vị ngọt hơn. Ngoài ra, với những loại hoa quả chỉ có thể ăn được sau khi gọt vỏ thì chúng cũng nhanh chóng bị đổi màu hoặc kém tươi. Việc ngâm nước muối giúp chúng tươi lâu hơn, dứa cũng như vậy.
Cách 2. Ngâm với baking soda
Cũng chuẩn bị một chậu nước sôi để nguội, cho một ít baking soda vào với nước trong rồi dùng đũa khuấy đều, sau đó cho dứa đã cắt miếng vào ngâm trong vòng 10 phút là có thể dùng được. Cách này hiệu quả hơn ngâm với nước muối một chút vì ngâm nước muối dứa sẽ giảm bớt một chút vị, còn với baking soda sẽ giữ được màu và vị tươi của dứa, rất ngon và hấp dẫn.
Cách bảo quản dứa
Bảo quản dứa khi không có tủ lạnh:
Đối với thơm còn nguyên quả chưa sơ chế hay cắt thái. Thì bạn có thể bảo quản chúng trong khoảng từ 5 ngày đến 1 tuần. Điều bạn cần là để chúng thật sự khô ráo, tránh đặt trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời hay những nơi ẩm ướt.
Bảo quản dứa khi có tủ lạnh:
Bạn có thể rửa sơ quả thơm và để nguyên vỏ rồi cho vào tủ lạnh. Bằng cách này, bạn có thể bảo quản chúng trong khoảng 10 – 15 ngày. Nếu bạn gọt vỏ và cắt nhỏ rồi bảo quản bằng ngăn mát thì thời gian sử dụng tối đa là 1 tuần. Tuy nhiên, bạn nên tranh thủ dùng hết càng sớm càng tốt nhé. Khi bạn đem những miếng thơm (dứa) đã gọt vỏ, cắt nhỏ cho vào ngăn đông của tủ lạnh. Thì thời gian bảo quản có thể lên đến 6 tháng. Nhưng bạn nên nhớ, bạn phải dùng hết ngay sau khi rã đông. Và tuyệt nhiên không được cấp đông lại một lần nữa.