• Kinh nghiệm du lịch
  • Kinh nghiệm du lịch
  • Điểm đến du lịch
  • Ẩm thực 3 miền
  • Ẩm thực đường phố
Travel News 24h
Advertisement
  • Trang chủ
  • Ẩm thực Việt Nam
    • Ẩm thực 3 miền
    • Ẩm thực đường phố
  • Văn hóa Việt Nam
  • Dinh dưỡng
    • Ẩm thực dinh dưỡng
    • Ẩm thực cho mẹ bầu
    • Ẩm thực cho trẻ
  • Du lịch Việt Nam
    • Điểm đến du lịch
    • Kinh nghiệm du lịch
  • Khéo tay hay làm
  • Ẩm thực gia đình
    • Mẹo hay nhà bếp
    • Thực đơn hằng ngày
  • Ẩm thực Quốc tế
  • Văn hóa đồ uống
  • Trang chủ
  • Ẩm thực Việt Nam
    • Ẩm thực 3 miền
    • Ẩm thực đường phố
  • Văn hóa Việt Nam
  • Dinh dưỡng
    • Ẩm thực dinh dưỡng
    • Ẩm thực cho mẹ bầu
    • Ẩm thực cho trẻ
  • Du lịch Việt Nam
    • Điểm đến du lịch
    • Kinh nghiệm du lịch
  • Khéo tay hay làm
  • Ẩm thực gia đình
    • Mẹo hay nhà bếp
    • Thực đơn hằng ngày
  • Ẩm thực Quốc tế
  • Văn hóa đồ uống
No Result
View All Result
Ẩm Thực
No Result
View All Result
Home Du lịch Việt Nam

Bạn đã biết công trình in trên mặt sau tờ 50 nghìn đồng là gì chưa?

Trung Hiếu by Trung Hiếu
06/12/2021
in Du lịch Việt Nam, Điểm đến du lịch
0
Công trình in trên mặt sau tờ tiền 50 nghìn đồng là Phu Văn Lâu, Huế
Công trình in trên mặt sau tờ tiền 50 nghìn đồng là Phu Văn Lâu, Huế

Công trình in trên mặt sau tờ tiền 50 nghìn đồng là Phu Văn Lâu, Huế

Từ lâu, khu di tích Phu Văn Lâu đã trở thành một trong những biểu tượng đặc trưng của Huế. Nhìn vào hình ảnh công trình ấy, chắc chắn mọi người đều nhận ra đó chính là Cố đô Huế. Đặc biệt hơn, tác phẩm này còn xuất hiện trên tờ tiền 50.000 đồng đang lưu hành ở Việt Nam. Có bao giờ khi nhìn tờ tiền ấy mà tò mò muốn biết công trình in phía sau tờ tiền là gì, nằm ở đâu và hiện tại như thế nào không?

Cụ thể, trong tờ tiền này, Phu Văn Lâu trở thành chủ thể chính, phía xa xa là tòa Nghinh Lương Đình, bên dòng sông Hương với những chiếc thuyền trôi lững lờ, tiếp đến là núi non hùng vĩ.

Mục Lục

  • Phu Văn Lâu, di sản đặc sắc trong quần thể kiến trúc Cố đô Huế
    • Phu Văn Lâu ở đâu?
    • Ý nghĩa của cái tên Phu Văn Lâu
  • Kiến trúc của Phu Văn Lâu
  • Kết cấu kiến trúc vẫn giữ nguyên sau nhiều lần trùng tu
  • Lời kết

Phu Văn Lâu, di sản đặc sắc trong quần thể kiến trúc Cố đô Huế

Phu Văn Lâu ở đâu?

Phu Văn Lâu tọa lạc trước mặt Kỳ Đài Huế. Nằm cạnh bờ bắc sông Hương thơ mộng. Công trình này nằm ngay trục chính của quần thể kiến trúc Cố đô Huế. Bao gồm Điện Thái Hòa – Ngọ Môn – Kỳ Đài – Phu Văn Lâu – Nghinh Lương Đình – Hương Giang – Ngự Bình. Công trình này đã và đang trở thành điểm đến của nhiều du khách khi đặt chân đến mảnh đất Huế.

Phu Văn Lâu, di sản đặc sắc trong quần thể kiến trúc Cố đô Huế
Phu Văn Lâu, di sản đặc sắc trong quần thể kiến trúc Cố đô Huế

Về địa thế, Phu Văn Lâu nằm ở phía bên ngoài mặt tiền của Kinh thành Phú Xuân. Tức phường Phú Hòa – thành phố Huế hiện nay. Cách Đại Nội Huế chỉ 700m, đối diện Ngọ Môn Huế. Ngoài vai trò là nơi niêm yết, công bố những chiếu thư của Vua thời Nguyễn. Nơi đây còn là lầu danh dự của giới nho sinh. Là nơi xướng danh và dán tên của các vị thi đậu tiến sĩ dưới các triều nhà Nguyễn.

Phu Văn Lâu là di sản đặc sắc trong quần thể kiến trúc Cố đô Huế. Đi dọc con đường Lê Duẩn, người dân, du khách dễ dàng nhận ra công trình này. Đó là tòa nhà lầu cao gần 12m. Hệ thống lan can bao quanh. Không gian tầng dưới để trống. Tòa nhà có 16 cột sơn màu đỏ.

Ý nghĩa của cái tên Phu Văn Lâu

Phu Văn Lâu hay còn được gọi là lầu Phu Văn. Nếu giải nghĩa từng từ thì “Phu” tức là trưng bày, “Văn” là văn thư, “Lâu” là lầu cao. Tựu chung là “nơi thông cáo, trưng bày văn thư của triều đình nhà Nguyễn”. Có một đoạn thơ về Phu Văn Lâu vô cùng nổi tiếng mà chắc ai cũng đã từng nghe qua:

“Chiều chiều trước bến Văn Lâu,

Ai ngồi, ai câu, ai sầu, ai thảm?

Ai thương, ai cảm, ai nhớ, ai trông?

Thuyền ai thấp thoáng bên sông,

Nghe câu mái đẩy, chạnh lòng nước non!”

Câu hò thể hiện sự day dứt nuối tiếc này gợi nhớ về sự kiện vua Duy Tân khởi nghĩa không thành, phải ly hương đi đày. Nhưng trước đó trong những năm tháng hoàng kim của triều Nguyễn; bến Văn Lâu đã từng chứng kiến những ngày tháng rộn ràng, vinh hiển nhất.

Kiến trúc của Phu Văn Lâu

Ở hai bên và phía trước Phu Văn Lâu, có bậc cấp dẫn lên nền tầng dưới. Riêng bậc cấp phía trước có lan can hình rồng. Ở giữa tầng dưới, có cầu thang dẫn lên tầng trên.

Tại tầng hai, cả 4 mặt dựng đố bản, hai bên có cửa sổ hình tròn, lan can phía ngoài bằng gỗ. Ở cửa sổ mặt tiền của công trình này, có treo hoành phi sơn son thếp vàng, trang trí cách điệu “lưỡng long triều nguyệt”.

Phía trước hai bên Phu Văn Lâu đặt hai khẩu súng thần công nhỏ bằng đồng hướng vào nhau. Ngoài ra, có 2 tấm bia “Khuynh cái hạ mã” ở hai bên quy định ai đi qua đây đều phải nghiêng lọng, xuống ngựa. Nhằm tỏ lòng tôn trọng nhà vua và những văn bản được niêm yết trong Phu Văn Lâu.

Kết cấu kiến trúc vẫn giữ nguyên sau nhiều lần trùng tu

Trải qua khoảng 200 năm tồn tại, di tích Phu Văn Lâu được trùng tu khoảng 10 lần, lần gần nhất vào năm 2015, tập trung vào các hạng mục như vách đố bản sơn vàng cùng các họa tiết chạm khắc trang trí thếp bạc phủ kim hoàn, mái lợp ngói âm dương men vàng…

Sau các lần trùng tu, Phu Văn Lâu không có thay đổi đáng kể về phương diện kết cấu kiến trúc, vẫn giữ nguyên cốt cách đặc trưng của kiến trúc thời nhà Nguyễn.

Kết cấu kiến trúc vẫn giữ nguyên sau nhiều lần trùng tu
Kết cấu kiến trúc vẫn giữ nguyên sau nhiều lần trùng tu

Ngược dòng lịch sử, vào đầu thời vua Gia Long, triều đình cho xây công trình tương đối nhỏ mang tên Bảng đình làm nơi công bố chiếu thư, chỉ dụ của nhà vua hoặc các bảng thi Hội, Đình.

Vào năm 1819, công trình này thay thế bằng toà nhà 2 tầng mái với 16 cột, xung quanh không có vách tạo nét thanh tú với tên gọi Phu Văn Lâu. Đây còn là nơi ban phát lịch hoặc các sinh hoạt vui chơi dành cho dân chúng do triều đình tổ chức.

Thời vua Minh Mạng, nhà vua quy định sau khi các chiếu thư được tuyên đọc ở Ngọ Môn hoặc điện Thái Hoà được đặt trên long đình, có che lọng và quân lính theo hầu hai bên đưa ra niêm yết ở Phu Văn Lâu. Các quan hàng tỉnh và hương lão phải đến quỳ lạy trước chiếu thư.

Vào năm 2020, nơi đây cũng đã niêm yết thông tin chi tiết hồ sơ nhiệm vụ quy hoạch Bảo tồn và phát huy giá trị Quần thể di tích Cố đô Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 để lấy ý kiến cộng đồng dân cư.

Lời kết

Ngày nay, di tích Phu Văn Lâu trở thành một trong những nơi được du khách, người dân lựa chọn để tham quan, chụp ảnh. Đáng chú ý là hoạt động chụp ảnh kỷ yếu. Nhiều lớp trước khi ra trường đến đây chụp ảnh, lưu lại những khoảnh khắc đẹp. Kiến trúc của di tích này như điểm tô cho bộ mặt Kinh thành Huế. Làm cho Cố đô Huế thêm phần cổ kính, thơ mộng…

Tags: cố đô Huếkiến trúc của Phu Văn LâuPhu Văn Lâutờ tiền 50.000
Previous Post

Đảo Bình Lập, nơi được mệnh danh là “Maldives của Việt Nam”

Next Post

Vườn hoa Kon Trang Long Loi, Kon Tum với vẻ đẹp ngất ngây lòng người

Trung Hiếu

Trung Hiếu

Next Post
Vườn hoa Kon Trang Long Loi, Kon Tum với vẻ đẹp ngất ngây lòng người

Vườn hoa Kon Trang Long Loi, Kon Tum với vẻ đẹp ngất ngây lòng người

Please login to join discussion

Thông Tin Nổi Bật

  • Lẩu bò Bulgogi - Hương vị đậm đà của ẩm thực Hàn Quốc

    Lẩu bò Bulgogi – Hương vị đậm đà của ẩm thực Hàn Quốc

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Ẩm thực 3 miền của Việt Nam sẽ có từng khẩu vị và nét đặc trưng riêng

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Cách làm ruốc gà “đổi gió” thực đơn ăn dặm cho bé yêu

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Cùng tìm hiểu về làng nghề truyền thống tại Tiền Giang

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Cùng khám phá món kem bơ cô Vân nổi tiếng gần xa khu chợ Bắc Mỹ An

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Cùng thưởng thức món cà phê cốt dừa đặc biệt đến từ Hải Phòng

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Thưởng thức xôi nếp Lào – Món ăn truyền thống của người dân nơi đây

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Nghe thổ địa mách các tiệm bánh ngọt nức tiếng ở Paris

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Ngắm phố phường qua quán sữa chua lá nếp nổi tiếng khu Đinh Liệt

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Bật mí một số loại bánh tét đặc trưng ở miền Tây Nam Bộ

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Trang chủ
  • Ẩm thực Việt Nam
  • Văn hóa Việt Nam
  • Dinh dưỡng
  • Du lịch Việt Nam
  • Khéo tay hay làm
  • Ẩm thực gia đình
  • Ẩm thực Quốc tế
  • Văn hóa đồ uống

© Copyright by mvvvvp.com

No Result
View All Result
  • Trang chủ
  • Ẩm thực Việt Nam
    • Ẩm thực 3 miền
    • Ẩm thực đường phố
  • Văn hóa Việt Nam
  • Dinh dưỡng
    • Ẩm thực dinh dưỡng
    • Ẩm thực cho mẹ bầu
    • Ẩm thực cho trẻ
  • Du lịch Việt Nam
    • Điểm đến du lịch
    • Kinh nghiệm du lịch
  • Khéo tay hay làm
  • Ẩm thực gia đình
    • Mẹo hay nhà bếp
    • Thực đơn hằng ngày
  • Ẩm thực Quốc tế
  • Văn hóa đồ uống

© Copyright by mvvvvp.com