Có lẽ bạn đã từng nghe danh nước mắm Phú Quốc nổi tiếng hơn trăm năm nay. Nghề làm nước mắm Phú Quốc cũng đã được công nhận là văn hóa phi vật thể quốc gia vào năm 2020. Người dân trên hòn đảo xinh đẹp này càng có động lực để phát triển hơn, đồng thời góp phần quảng bá du lịch cho nơi đây. Cũng nhờ đặc sản này mà rất nhiều khách du lịch gần xa, thậm chí là du khách nước ngoài cất công tìm đến chỉ để được tận mắt thấy và nghe giới thiệu về nơi sản xuất “linh hồn của món ăn Việt” này.
Mục Lục
Về nghề làm nước mắm Phú Quốc

“Văn hóa nhà thùng” là tổng hòa các hoạt động vừa mang tính kỹ thuật. Vừa mang tính kinh nghiệm truyền đời dựa vào linh cảm cá nhân của người thợ. Để tạo ra sản phẩm Nước mắm Phú Quốc độc đáo cả về màu sắc, hương và vị. “Nhà thùng” là tên gọi chung cơ sở sản xuất nước mắm ở Phú Quốc. Bởi nước mắm ở đây được ủ chượp trong các thùng gỗ khổng lồ. Và độc đáo cả về vật liệu lẫn kỹ thuật thực hiện. Còn “văn hóa” ở đây là sự kết tinh giữa “công nghệ”. Mang tính kỹ thuật với sự tài hoa của người thợ.
Đó không chỉ là sự nắm chắc xuất xứ của vùng cá nguyên liệu, rồi thời tiết của từng tháng trong năm. Mà còn là sự cảm nhận về mùi, về sắc của những giọt nước từ thân cá tươm ra. Để đưa ra quyết định ủ chượp hợp lý nhất. Quy trình chế biến công phu, tinh tế này được đúc kết qua nhiều thế hệ. Nên mỗi giọt Nước mắm Phú Quốc như sự tinh đọng tinh tuý của biển cả, mồ hôi sáng tạo. Chẳng thế, người dân Đảo Ngọc có câu hát đầy tự hào về đặc sản quê mình: ”Nước mắm ngon dầm con cá bẹ/Bởi mê nước mắm Hòn em trốn mẹ theo anh”.
“Văn hoá nhà thùng” 200 năm của xứ biển Kiên Giang
Trải qua quá trình hơn 200 năm hình thành và phát triển. Năm 2012, tên gọi xuất xứ và chỉ dẫn địa lý “Nước mắm mang tên gọi xuất xứ Phú Quốc”. Đã được bảo hộ thương mại tại Châu Âu. Hiện nay, nghề truyền thống nước mắm Phú Quốc đã chuyển dần theo hướng sản xuất quy mô. Hiện đại nhằm tăng thêm sản lượng đáp ứng yêu cầu chất lượng sản phẩm xuất khẩu. Nhưng vẫn mang tính gia truyền, đặc trưng riêng và là ngành góp phần không nhỏ trong phát triển kinh tế của Phú Quốc.
Bà Hồ Kim Liên – Chủ tịch Hội nước mắm Phú Quốc, Chủ tịch Hiệp hội Nước mắm truyền thống Việt Nam – chia sẻ: “Nghề chế biến nước mắm cá cơm Phú Quốc đã cung cấp một loại thực phẩm thiết yếu trong bữa ăn hằng ngày của người dân. Nó gắn liền với lịch sử phát triển văn hóa – xã hội của đất đảo. Đối với người dân Phú Quốc. Nước mắm Phú Quốc không chỉ là món ăn, là gia vị. Mà còn được xem là “linh hồn”, là sản phẩm chính tạo nên sự nổi tiếng của Phú Quốc. Ngoài ra, đó còn là một phần của lịch sử, của văn hóa, hàm chứa những tri thức dân gian. Thể hiện đậm nét cốt cách, đặc trưng văn hóa của cư dân xứ đảo”.
Nghề làm nước mắm Phú Quốc đã được công nhận là văn hóa phi vật thể quốc gia

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa công bố danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Trong quyết định nêu rõ đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia: Nghề thủ công truyền thống, tri thức dân gian Nghề làm nước mắm ở Phú Quốc (phường Dương Đông, phường An Thới, TP Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang).
Theo thống kê năm 2020, tại Phú Quốc có trên 57 cơ sở chế biến nước mắm. Và đều là doanh nghiệp tư nhân, ước tính sản lượng trên 25 triệu lít/năm. Để có được sự công nhận này, trước đó, đại diện các nhà thùng. Cơ sở chế biến, sản xuất, kinh doanh nước mắm Phú Quốc. Đã ký cam kết, tích cực bảo vệ và phát huy giá trị Di sản Văn hóa phi vật thể nhân loại. Đồng thời thống nhất đề cử Di sản Văn hóa phi vật thể “nghề truyền thống chế biến nước mắm Phú Quốc” vào danh mục Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia.
Bên cạnh đó, để hoàn chỉnh hồ sơ khoa học, Sở VHTT phối hợp với UBND TP Phú Quốc. Hội nước mắm Phú Quốc và các đơn vị có liên quan cũng đã tổ chức triển khai thực hiện nhiều công việc như: Tổ chức khảo sát, nghiên cứu về nghề truyền thống chế biến nước mắm trên địa bàn Phú Quốc. Tiến hành công tác kiểm kê, chụp hình, ghi âm và quay phim về nghề truyền thống chế biến nước mắm. Để thu thập thông tin phục vụ công tác lập hồ sơ khoa học.